Động thái xử lý 3 lô trái phiếu trị giá 5.600 tỷ đồng của Novaland
Novaland vừa đưa ra phương án thoả thuận với đại diện sở hữu lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng đến hạn thanh toán. Lô trái phiếu này đáo hạn ngày 12/2/2023, lãi suất cố định 10,5%/năm, trả 6 tháng/lần.
Novaland đề xuất trong 2 tháng sẽ cùng đại diện sở hữu lô trái phiếu có phương án như giãn thời hạn thanh toán tiền gốc hoặc hoán đổi tiền gốc bằng các sản phẩm bất động sản do công ty đang đầu tư và phát triển.
Tuy nhiên, đại diện sở hữu lô trái phiếu cho biết, trái chủ không đồng ý với đề xuất của Novaland. (Xem chi tiết)
Bên cạnh đó, Novaland cũng vừa thông báo giao dịch hoán cổ phần tại 2 công ty thành viên cho đối tác ngoại Dallas Vietnam Gamma Ltd để hủy các lô trái phiếu trị giá nghìn tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Đầu tư nhà giá rẻ ở được vay lãi suất 5,5%/năm
Giai đoạn 2022 – 2026, Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương được đầu tư, cho vay 4 lĩnh vực.
Với lĩnh vực xã hội hoá hạ tầng xã hội, chủ đầu tư các dự án như: Nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá sinh viên; khu tái định cư; chung cư cho người thu nhập thấp; cải tạo, nâng cấp nhà trọ… sẽ được Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương cho vay với lãi suất ưu đãi. (Xem chi tiết)
Lâm Đồng có bao nhiêu dự án nhà ở trong năm 2023?
Theo kế hoạch phát triển nhà ở vừa được phê duyệt, năm 2023, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến triển khai: 7 dự án nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị; 3 dự án nhà ở xã hội; 2 dự án nhà ở tái định cư tại TP.Đà Lạt.
Để thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở nói trên, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến dành 455ha đất và cần nguồn vốn 12.000 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Cần Thơ dự kiến triển khai 2 dự án nhà ở xã hội
Theo Sở Xây dựng TP.Cần Thơ, hiện trên địa bàn có 7 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp với diện tích đất 5,66ha. Trong đó, có 4 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Hiện tổng số căn hộ nhà ở xã hội đã hoàn thành và đang xây dựng tại TP. Cần Thơ chỉ mới 2.227 căn, trong khi nhu cầu của người dân về loại hình nhà ở này cao hơn gấp nhiều lần.
Để giải quyết bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp, TP. Cần Thơ đang tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển mới các dự án nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.
Riêng năm 2023, TP. Cần Thơ sẽ xúc tiến đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại huyện Phong Điền với tổng diện tích 17,5ha. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ phát triển nhà ở xã hội với quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại.
Biệt thự có tên gọi Mocanga House, nằm giữa những khu vườn tươi tốt và có tầm nhìn tuyệt đẹp ra bờ biển, là một nơi nghỉ dưỡng sang trọng và bình dị cho những ai đang tìm kiếm trải nghiệm sống ven biển tinh tế.
Nội thất thể hiện sự kết hợp giữa các chi tiết bằng đá cẩm thạch và gỗ cao cấp, tạo nên bầu không khí trang nhã và vượt thời gian.
Tầng chính bao gồm phòng khách với lò sưởi, nhà bếp đầy đủ tiện nghi, với tủ đựng thức ăn và phòng ăn trần gỗ nhìn ra hiên nhà. Bên trong biệt thự có hồ bơi nước nóng, với lối đi thẳng từ phòng khách, mang lại cảm giác thư giãn và thuận tiện quanh năm.
Khuôn viên bao quanh ngôi biệt thự tạo ra những khoảnh khắc khó quên với những người đã từng được chiêm ngưỡng.
Biệt thự này nằm rất gần những bãi biển tuyệt đẹp, với lối đi dạo rợp bóng cọ và khung cảnh văn hóa sôi động mang đến nhiều cơ hội cho các hoạt động ngoài trời và tụ họp cộng đồng.
(theo Fober)
" alt=""/>Ngắm nhìn biệt thự Bồ Đào Nha mang vẻ đẹp vượt thời gianChính phủ vừa ban hành Nghị định 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng thống nhất trên toàn quốc và lưu trữ đầy đủ các thông tin được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân.
Các thông tin được cung cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm sẽ bao gồm: các dữ liệu cá nhân cơ bản, các nhóm thông tin về hộ gia đình, nhóm thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thông tin về an sinh xã hội...
Do đó, các thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo hiểm cũng được thu thập và khai thác từ các hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đồng bộ hóa từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cúa BHXH Việt Nam, Bộ Y tế hay Bộ LĐ - TB & XH quản lý.
Về đối tượng khai thác dữ liệu, theo quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khai thác, sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm qua Cổng dữ liệu quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.
Đặc biệt, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trích xuất thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Dữ liệu trích xuất được ký số của BHXH Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ liên quan nếu đã khai thác được thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Theo đánh giá, việc xây dựng được Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm sẽ tạo điều kiện và phục vụ việc quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách, nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người dân; góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6 tới.
D.V
Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về dân cư) đã chính thức được Bộ Công an khai trương vào ngày 25/2/2021.
" alt=""/>Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm